1. Tên miền - Domain name là gì?
Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng
nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Các mạng máy tính
dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau, nên trên
Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt.
Địa chỉ Internet (IP) có 32 bit chia thành 4 Octet (mỗi Octet có 8
bit, tương đương 1 byte), các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và
biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số. Ví dụ một địa chỉ
Internet: 146.123.110.224
Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối
mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một
cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên
Internet gọi là Tên Miền hay Domain Name.
Ví dụ:
Máy chủ Web Server của VIET SOLUTION đang chứa Website của công ty có địa chỉ là 64.62.250.68, tên miền của VIET SOLUTION là vietsol.net. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền là truy nhập được.
Để bạn dễ hình dung về cách
thức tên miền hoạt động, hãy liên tưởng tên miền giống như địa chỉ văn
phòng của bạn trong đời sống. Khách hàng không cần nhớ tới tọa độ văn
phòng của bạn trên bản đồ là bao nhiêu, chỉ cần nhớ địa chỉ là đủ.
Do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet, bạn không thể đăng
ký được Domain Name khi mà người khác đã là chủ sở hữu. Nếu bạn cần
đăng ký 1 Domain Name tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn trên
Internet, hãy kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng
ký mất tên miền đó của bạn.
2. Cấu tạo của tên miền
Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.) ví dụ home.vnn.vn là tên miền máy chủ Web của VDC. Thành phần thứ nhất "home" là tên của máy chủ, thành phần thứ hai "vnn" thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng "vn" là tên miền mức cao nhất (top level domain name).
a. Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain "TLD")
Bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định
bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc
là UK v.v... và các lĩnh vực dùng chung (World Wide Generic Domains).
Dùng chung
1- COM : Thương mại (COMmercial)
2- NET : Mạng lưới (NETwork)
3- ORG : Các tổ chức (ORGnizations)
4- INFO: Thông tin (INFOmation)
5- EDU : Giáo dục (EDUcation)
6- MOBI: Điện thoại di động
b. Tên miền mức hai (Second Level):
Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản
lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều
hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh
vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu
trên.
Ví dụ tại Việt Nam, VNNIC định nghĩa các tên miền cấp 2: com.vn, net.vn, org.vn...
3. Các loại tên miền
a. Tên miền cao cấp nhất
Domain Name cấp cao nhất là tên miền bạn đăng ký trực tiếp với các
nhà cung cấp Domain name. Theo sau ngay phần tên bạn tùy chọn là phần
TLD (Top Level Domain) có dạng: .com, .net, .org, .gov, .edu, .info,
.tv, .biz,... hoặc các TLD kết hợp với ký hiệu viết tắt của quốc gia:
.com.vn, .net.vn, .org.vn, .gov.vn,...
Ví dụ:
vietsol.net
khoahocviet.org
lyhocdongphuong.org.vn
Được coi là các tên miền cấp cao nhất. Các tên miền cấp cao nhất thể
hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong kinh doanh trên Internet của các
doanh nghiệp.
b. Tên miền thứ cấp
Là tất cả những loại Domain Name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc
vào một Domain Name cấp cao nhất. Để đăng ký các Domain Name kiểu này,
thông thường bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản lý Domain Name
cấp cao nhất.
Ví dụ:
diendan.lyhocdongphuong.org.vn
home.vnn.vn
4. Tại sao bạn cần một tên miền riêng?
Sẽ có vẻ không chuyên nghiệp nếu chúng ta sử dụng một tên miền miễn phí như SafeShopper.com/vietsol/ hay một tên miền cấp 2 như vietsol.fpt.com.
Khi bạn đã có một tên miền riêng đồng nghĩa với việc bạn có thể sử
dụng rất nhiều địa chỉ email trên tên miền của bạn một cách rất chuyên
nghiệp. Khách hàng của bạn luôn tin tưởng một địa chỉ email theo chức
năng của một công ty như sales@tencongty.com, orders@tencongty.com hay info@tencongty.com hơn là một địa chỉ email tencongty@yahoo.com.
5. Tôi có thể có bao nhiêu tên miền?
Còn phụ thuộc vào túi tiền của bạn nhưng bạn có thể có bao nhiêu tên miền tuỳ ý. Điều quan trọng là những tên miền này phải có ý nghĩa với công việc kinh doanh của bạn.
Bạn có thể đăng ký mỗi tên miền cho mỗi sản phẩm của bạn. Điều này
không có nghĩa là bạn phải tạo 100 website. Tất cả những gì bạn cần làm
là chuyển huớng 99 tên miền còn lại tới một miền chính. Bạn vẫn chưa rõ
tại sao lại phải có 100 miền, có đúng vậy không? Hãy thử dạo qua site
này: quangminhcorp.com - Công ty này kinh doanh máy văn phòng
nhưng không thể bắt khách hàng thường xuyên nhớ tới tên công ty. Do vậy
cách đơn giản nhất là đăng ký thêm các tên miền liên quan tới lĩnh vực
kinh doanh của họ.
Ví dụ:
quadoanhnghiep.com
aivystudio.com
luatsurieng.net
ngayvui.net
muabanhanghoavietmy.com
Thêm nữa, để các đối thủ cạnh tranh không đăng ký các tên miền giống tên miền của bạn với mục đích ăn theo thương hiệu của bạn. Bạn cũng nên đăng ký các tên miền với phần mở rộng khác nhau.
Ví dụ:
yhocdongphuong.org.vn
yhocdongphuong.org
vanhienlacviet.org.vn
Hiện nay do sự phát triển của thương mại điện tử một số công ty kinh
doanh bằng cách đầu cơ mua hàng loạt tên miền của các công ty khác sau
đó rao bán lại trên mạng với mức giá cao và khi đó nếu công ty bạn
không mua lại thì các đối thủ cạnh tranh với công ty bạn chắc cũng sẽ
không bỏ lỡ cơ hội vàng này.
Bạn đã từng gõ một địa chỉ website theo sự phỏng đoán của mình chưa?.
Nếu bạn đang tìm đồ chơi cho đứa trẻ mới sinh bạn thử đánh www.babytoys.com?
Đây là cơ hội tốt cho bất kỳ ai không thành thạo Internet thử đoán địa
chỉ bằng cách đánh tên sản phẩm họ đang tìm. Nếu bạn sở hữu 100 miền
liên quan tới sản phẩm của bạn thì khách hàng đánh cái gì không thành
vấn đề, họ sẽ tới được website của bạn (nếu bạn bán những gì họ đang
tìm). Đó là cách rất hay để bạn đánh bại đối thủ cạnh tranh.
6. Có bao giờ xảy ra sự trùng tên miền không?
Tên miền là địa chỉ duy nhất trên Internet vì vậy không bao giờ có sự trùng nhau
7. Tên miền dài có khó nhớ và ảnh hưởng đến tốc độ truy cập không?
Tên miền dài có ý nghĩa không hề khó nhớ và không ảnh hưởng đến tốc độ truy cập.
Nhưng để có được sự thuận tiện cho người sử dụng, bạn nên đăng ký tên
miền càng ngắn càng tốt. Bởi không phải ai cũng sử dụng thành thạo máy
tính. Việc gõ một tên miền dài vào thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ
khiến khách hàng cảm thấy khó chịu.
8. Sau khi đăng ký, thời gian bao lâu thì tên miền sẽ hoạt động?
Tên miền sẽ hoạt động ngay lập tức sau khi được đăng ký trên mạng Internet
với điều kiện được khai báo đúng các bản ghi Web Hosting và Email ngay
lúc đăng ký. Nếu không, bạn sẽ cần thời gian khoảng 6 tới 72 giờ. Với
các thông tin (tên người sở hữu, địa chỉ, email liên hệ...) của tên miền
sẽ cần 24 giờ để có thể tồn tại trên các website kiểm tra tên miền.
link tên miền
Trả lờiXóa