Trang

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Các lệnh cơ bản trong JavaScript [JavaScript]

Thông thường mã lệnh JavaScript bắt đầu bằng thẻ <script type="text/javascript" > và kết thúc bằng thẻ </script>


Ví dụ:
<script type="text/javascript" >
  alert("Hello World");
</script>

Đoạn mã JavaScript sẽ được đặt giữa hai thẻ <head></head>. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhúng mã JavaScript bên trong thẻ <body>

Ví dụ:
<html>
    <head></head>
     <body>
        <script>
            alert("Hello World");
        </script>
   </body>
</html>

Bạn cũng có thể dùng một thuộc tính src để bao gộp một tập tin chứa mã JavaScript ở bên ngoài vào trong trang web. Ví dụ bạn có một tập tin Hello.js chứa mã lệnh JavaScript như sau: document.write(“Hello World!”)

Khi đó bạn có thể bao gộp tập tin này vào trang web:
<script type="text/javascript" src=”hello.js”></script>

Chú ý: tập tin chứa mã lệnh bên ngoài chỉ là một tập tin văn bản bình thường với phần mở rộng là .js. Dĩ nhiên bạn có thể dùng bất cứ một trình soạn thảo văn bản nào để tạo những tập tin như vậy. Ngoài ra, mã JavaScript nằm trong tập tin này không được chứa thẻ < script type... > và </script>.

1. Phương thức write() và writeln()

Hàm write() dùng để xuất nội dung ra thiết bị xuất chuẩn (ví dụ như màn hình), hàm writeln() cũng có tác dụng tương tự ngoại trừ sau khi xuất xong thì con trỏ sẽ tự động chuyển xuống đầu dòng tiếp theo

Ví dụ:
<HTML>
  <HEAD>
    <TITLE> Welcome to my site </TITLE></HEAD>
       <BODY>
         <SCRIPT TYPE="TEXT/JAVASCRIPT" >
            document.write(“Welcome to my site!”);
         </SCRIPT>
       </BODY>
</HTML>

Đối tượng Document là một trong những đối tượng rất quan trọng của JavaScript. Nó ám chỉ đến tài liệu mà chúng ta đang thao tác trên tài liệu đó hay nói cách khác là nó chính là trang web chúng ta đang viết trên trang web đó

Ví dụ:
document.write(“Hi there.”)

Trong đoạn mã trên, document là một đối tượng, write là một phương thức của đối tượng này

2. Thuộc tính lastModified

Bạn có thể dùng phương thức này để hiển thị ngày cuối cùng tài liệu của bạn được cập nhật trong trang web bằng đoạn mã sau:

<script language=”JavaScript”>
  document.write(“This page created by John N. Last update:” + document.lastModified);
</script>

3. Thuộc tính bgColor và fgColor

Thuộc tính bgColor và fgColor dùng để xác định màu nền và màu chữ của tài liệu

Ví dụ:

<script>
document.bgColor=”black” document.fgColor=”#336699"
</script>

Các hộp thông báo (message box)

1. Hộp alert (cảnh báo)

Dùng để đưa ra lời cảnh báo cho người dùng đang xem trang web:

<script>
window.alert(“Welcome to my site!”)
</script>

2. Hộp confirm (xác nhận)

window.confirm(“Are you sure you want to quit?”)

3. Hộp prompt (nhắc nhở)

Hộp prompt cho phép người dùng nhập vào thông tin như được yêu cầu

window.prompt(“please enter user name”)

Sử dụng biến và điều kiện

Hãy xem xét ví dụ sau:

<script>
    var x=window.confirm(“Are you sure you want to quit?”)
  if (x)
     window.alert(“Thank you!”)
  else
   window.alert(“Good choice!”)
</script>

Có nhiều khái niệm chúng ta cần phải hiểu rõ trong đoạn mã trên. Trước tiên, var x= là một khai báo biến. Nếu bạn muốn tạo một biến, bạn phải khai báo biến đó dùng phát biểu var. Trong ví dụ trên, x sẽ nhận trị là true (đúng) hay false (sai). Sau đó chúng ta dùng phát biểu điều kiện if else để có thể lựa chọn một trong hai khả năng dựa trên kết quả của biến x. Nếu là true (nghĩa là người dùng click Ok) thì sẽ hiển thị hộp alert có nội dung là “Thank you”. Ngược lại, nếu kết quả là false (người dùng click Cancel) hộp alert “Good choice sẽ được hiển thị.

Một ví dụ phức tạp hơn:

<html>
   <head>
      <script>
          var x=confirm(“Are you sure you want to quit?”)
          if (!x)
            window.location=”http:// www.yahoo.com”
       </script>
     </head>
     <body>
     Welcome to my website!.
     </body></html>

Hàm

Hàm là một nhóm mã lệnh. Trước tiên hãy thử tạo một hàm đơn giản:

function test()
  {
     document.write(“Hello can you see me?”)
   }

Tuy nhiên nếu chỉ đặt đoạn mã trên vào giữa hai thẻ <script> và </script> thì bạn sẽ... không thấy gì trên màn hình cả bởi vì hàm bạn viết chưa được gọi. Bạn thêm lời gọi hàm test() vào đoạn mã trên, như sau:

function test()
  {
    document.write(“Hello can you see me?”)
  }
test()

Nguồn: Sưu tầm Internet

1 nhận xét: