Bạn mới mua một tên miền và muốn trỏ tên miền đó về máy chủ chứa
website của bạn nhưng công việc này lại không dễ như bạn tưởng với vô số
các loại bản ghi ? Hay bạn là người yêu thích công nghệ thông tin, muốn
tìm hiểu sâu hơn về bản chất của tên miền và các bản ghi của nó? Dù là
ai, bài Tut này là dành cho bạn.
Bước 1:Lấy thông tin tên miền
Thông tin cần và đủ để bạn có thể thực hiện trỏ tên miền gồm có:
- Đường dẫn trang quản trị tên miền, thường thuộc về công ty quản lý tên miền đó. Ví dụ với Nhân Hoà là http://dns.nhanhoa.com.
- Tên đăng nhập: là tên miền của bạn. Ví dụ: tutorial.vn (không www,http… các kiểu)
- Mật khẩu: mật khẩu truy cập. Bạn sẽ được công ty quản lý tên miền gửi trực tiếp qua mail khi hoàn thành giao dịch mua tên miền hoặc người nhờ bạn trỏ phải cung cấp cho bạn.
- Ip của máy chủ: là ip của máy mà website của bạn đã hoặc sẽ được upload lên. Ví dụ 103.28.36.190 là địa chỉ IP của tutorial.vn.
Chú ý là các thông tin này đều được đính kèm trong mail mà công ty quản lý tên miền gửi vào hòm thư của bạn sau khi bạn mua tên miền. Một vài trường hợp mail sẽ bị rơi vào thư rác, bạn nên bình tĩnh kiểm tra trước khi gọi điện khiếu nại công ty quản lý
Bước 2:Trỏ tên miền vào máy chủ
Trỏ tên miền có thể coi như chúng ta sẽ đặt tên cho máy chủ thay vì phải dùng địa chỉ ip dài ngoằng và khó nhớ vào (thử tưởng tượng bạn phải gọi ai đó không phải bằng tên mà bằng … số CMND xem).
Tại trang quản lý tên miền bạn sẽ thấy một form để nhập các bản ghi (record) cho tên miền. Để trỏ tên miền thực ra chỉ cần các bản ghi A và NS là đủ, nhưng với các yêu cầu cao hơn bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của các bản ghi khác.
Tất cả bản ghi đều có trường MX, đây là số thứ tự tham chiếu của bản ghi. Ví dụ giữa hai bản ghi NS, bản ghi nào có MX đứng trước sẽ được ưu tiên hơn.
Tạo bản ghi NS: NS Record (Name Server Record)
NS Record (Name Server Record)
NS Record (Name Server Record)
Số lương: 2 – cho máy chủ tên chính và máy chủ tên phụ
Mẫu form :
- Tên domain : tên domain của bạn (ví dụ tutorial.vn) - Loại record : NS - Giá trị record: 1 trong 2 bản ghi NS mà công ty cung cấp tên miền gợi ý. Ví dụ ns2009.nhanhoa.com.vn. - Giá trị MX: bỏ trống hoặc một giá trị bạn muốn. |
Các bản ghi của máy chủ tên xác định máy chủ nào sẽ truyền đạt thông tin DNS cho tên miền hay nói cách khác bạn chỉ định trước máy chủ nào sẽ dịch tên miền sang ip cho bạn. Hai bản ghi NS phải được xác định cho mỗi tên miền. Thông thường, bạn sẽ có bản ghi máy chủ tên chính và một bản ghi máy chủ tên phụ. Chú ý việc chỉnh NS có thể cần 24-72 giờ để hoàn tất cập nhật.
Tạo bản ghi A: A Record (Address Record):
A Record (Address Record):
Bản ghi A (còn được gọi là bản ghi địa chỉ) là các bản ghi chủ yếu của DNS. Những bản ghi này liên kết tên miền hay tên miền phụ với địa chỉ IP. Hay nói cách khác là xác định một hostname cho 1 địa chỉ IP (Host mua về chưa có tên mà chỉ có địa chỉ IP, khi dùng A Record là ta đặt tên cho cái Host bằng tên miền của mình. Khi đó nó có hostname).
Với
A Record bạn có thể cho nhiều hostname chạy trên nhiều địa chỉ IP khác
nhau - See more at:
http://daica.info/bnoc/thiet-ke-web/dns-la-gi-cach-tro-domain-ve-hosting.daica#sthash.ynbsZ87T.dpuf
Với A Record bạn có thể cho nhiều domain name chạy trên nhiều địa chỉ IP khác nhau.Ví dụ:
Muốn cho 2 domain name là www.daica.info và www3.daica.info chạy trên 2 IP khác nhau thì ta chỉ việc add A Record cho 2 domain name này với 2 IP tương ứng khác nhau.
Số lượng: Tối thiểu là 1 bản ghi
Mẫu form
- Tên domain : domain gắn với IP. Chú ý nếu bạn chỉ tạo một bản ghi là tutorial.vn chẳng hạn, thì khi người dùng gõ www.tutorial.vn sẽ không thể vào được trang của bạn. Do đó bạn nên thêm một bản ghi nữa là *.tutorial.vn để đảm bảo chừng nào link còn chứa tutorial.vn thì đều có thể vào được website của bạn. Các bản ghi A nên có: [tenmiencuaban].[duoi], *.[tenmiencuaban].[duoi], ftp.[tenmiencuaban].[duoi]. - Loại record : A - Giá trị record: IP của máy chủ - Giá trị MX: bỏ trống hoặc một giá trị bạn muốn. |
Nếu bạn nào băn khoan giá trị TTL của dịch vụ DNS là gì thì đó là thời gian mà máy chủ DNS sẽ cache (lưu trữ) thông tin của tên miền của bạn. Ví dụ nếu bạn để TTL là 3600 và bạn trỏ tên miền sang một IP khác với IP hiện thời, thì sau một khoảng thời gian là 3600 giây tên miền sẽ trỏ về IP mới. Còn trong thời gian đó người dùng đánh tên miền của bạn vào trình duyệt sẽ vẫn được trỏ đến máy chủ cũ (hay website cũ). Giá trị của TTL thường là 3600, 21600 và 14400.
Sau khi hoàn thành bước này thì về cơ bản coi như bạn đã hoàn thành việc trỏ tên miền và bạn có thể sang bước 3 nếu muốn.
Bản ghi MX: MX Record – Mail Exchange
Dùng để xác định Mail Server cho một domain.
Ví dụ
Khi bạn gởi email tới help@tutorial.vn, mail server sẽ xem xét bản ghi MX tutorial.vn xem nó được điểu khiển chính xác bởi mail server nào (mail.tutorial.vn chẳng hạn) rồi tiếp đến sẽ xem A Record để chuyển tới IP đích.
Mẫu form
- Tên domain : domain trùng với domain có trong 1 bản ghi của A. Ví dụ tutorial.vn. - Loại record : MX - Giá trị record: mail.tutorial.vn - Giá trị MX: 10 (tuỳ bạn chọn) |
Bản ghi CNAME Canonical Name Record
Canonical Name Record
Một tên miền không đơn thuần chỉ có dạng [tenmien].[duoi] mà đôi khi còn là [dichvu].[tenmien].[duoi] . Ví dụ mail.tutorial.vn. Thay vì tạo một bản ghi A thì bạn có thể tạo một bản ghi CNAME trỏ mail.tutorial.vn về tutorial.vn.
Ví dụ:
Ta có domain tutorial.vn được chia ra 2 hostname là tutorial.vn và mail.tutorial.vn và đều chỉ về 1 IP 67.215.226.64 do tutorial.vn có A Record trỏ tới IP 67.215.226.64 còn mail.tutorial.vn có CNAME Record trỏ tới tutorial.vn. Đó là sự kết hợp giữa A Record và CNAME Record.
Lưu ý: Trường hợp này, trong phần quản lý record của các hostname các bạn có thể dùng A Record cho cả 2 hostname cũng được chứ không nhất thiết phải dùng CNAME Record. CNAME Record cũng được dùng khi các bạn muốn sử dụng đồng thời 2 domain, một cái cũ, một cái mới.
Mẫu form
- Tên domain : domain trùng với domain có trong 1 bản ghi của A. Ví dụ tutorial.vn. - Loại record : CNAME - Giá trị record: mail.tutorial.vn - Giá trị MX: 10 (tuỳ bạn chọn) |
Bản ghi TXT
Bản ghi này chứa giá trị là một đoạn văn bản bất kỳ do bạn chọn. Thông thường bản ghi TXT sẽ lưu một văn bản hoặc nội quy từ phía website của bạn để phòng tránh việc kẻ xấu dùng emails giả mạo để đánh lừa người dùng rằng email chúng gửi đi có xuất phát từ website của bạn.
Bước 3: Đi chơi đâu đó và chờ kết quả
Nếu bạn có tâm hồn hướng nội (nặng hơn là tự kỷ ) có thể ngồi f5 liên tục cho đến khi tên miền được trỏ xong
Vậy là chúng ta đã hoàn thành việc trỏ tên miền vào máy chủ rồi . Hi vọng tut này có thể giúp các bạn bớt bỡ ngỡ khi lần đầu trỏ tên miền hoặc cho bạn nào muốn hiểu rõ hơn các bản ghi trong tên miền là gì. Chúc các bạn một ngày tốt lành.
Nguồn: http://tutorial.vn
[free domain].zeg.vn
Trả lờiXóaĐăng kí miễn phí : fb.com/nkthirohamada