Trang

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Ngôn ngữ HTML (Phần 1) [HTML]

HTML (Hyper Text Markup Language) là ngôn ngữ để quy định cách hiển thị thông tin trong trang web. HTML gồm nhiều lệnh, mỗi lệnh gọi là một tag...

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.


1. Trang web (Webpage):

Trang web (tĩnh) là một file dạng text chứa dữ liệu và các tag HTML. Khi hiển thị trong trình duyệt web, dữ liệu sẽ được hiển thị theo quy định của các tag mà nó nằm trong. Dữ liệu trong trang web có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, video...

2. Hyperlink:

Hyperlink là 1 liên kết chỉ đến 1 trang web khác. Một trang web có thể chứa nhiều link.

3. Website:

Là 1 tập hợp nhiều trang web thể hiện thông tin của 1 tổ chức, 1 chủ đề nào đó. Mỗi Website có 1 trang web gọi là trang chủ, trang chủ sẽ chứa các hyperlink chỉ đến các trang web khác trong website. Người xem sẽ vào website từ trang chủ, từ trang này, nhờ các link trong đó mà họ sẽ đến được các trang khác trong toàn website.

4. Browser (Trình duyệt web):

Là chương trình dùng để xem các trang web. Các trình duyệt web nổi tiếng là Internet Explorer, Firefox, Chorme...

5. WebServer:

Là các máy "phục vụ web", đây là các máy tính trên Internet/Intranet có cài chương trình webserver, 2 chương trình webserver nổi tiếng là: IIS hoặc Apache.
Webserver sẽ trả về cho người sử dụng trang web mà họ yêu cầu để họ xem. Webserver liên lạc với browser qua giao thức http. Một Webserver có thể chứa nhiều website.

6. Http://

Khi bạn gõ 1 địa chỉ trong thanh Address của browser hoặc click 1 liên kết, giữa browser của bạn và webserver sẽ diễn ra hàng loạt các liên lạc/trao đổi với nhau để hiện thị trang web cho bạn xem. Những hoạt động liên lạc này là giao thức http.

7. Web tĩnh:

Là trang web chỉ có tag html và dữ liệu, tất cả đều gõ trực tiếp trong trang chứ không đặt ở nơi khác. File có tên mở rộng là .html hoặc .htm .
Mô hình web tĩnh:


 

Trong mô hình web tĩnh, user yều cầu 1 trang web html qua giao thức http, trang web này đã được thiết kế sẵn và đặt trên webserver, trang web không hề có tương tác đến Cơ Sở Dữ Liệu (CSDL) hay hệ thống. Webserver chỉ việc lấy file html trả về cho user. Vậy là xong.

8. Web động:

- Là trang web có truy xuất đến CSDL hoặc tương tác với webserver để thực hiện một chức năng cao cấp nào đó. Một trang web động có thể trả về những kết quả khác nhau tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Thiết kế web động đòi hỏi người thiết kế có nhiều kiến thức: HTML, JavaScript, Database, Webserver... tốn nhiều công sức và thời gian.
Mô hình web động:




- Trong mô hình web động, Webserer sẽ tương tác với các chương trình "hậu trường" phía sau nó (PHP, ASP...) để thực hiện 1 số việc nào đó, (thường là kết nối cơ sở dữ liệu), các chương trình này lấy dữ liệu trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu và thực hiện định dạng (nếu cần) rồi đưa về cho webserver, webserver sẽ trả về cho user.

- Các chương trình "hậu trường" như PHP, ASP... là chương trình trung gian, là cầu nối giữa webserver và cơ sở dữ liệu. Sở dĩ có chúng là vì tương tác với cơ sở dữ liệu không phải là mục tiêu của webserver, nhiệm vụ chính của webserver là tương tác với user để trả về trang web (qua giao thức http).

9. Các loại trang web trong 1 website.


- Trang chủ (Homepage):
Là trang đầu tiên xuất hiện khi website được gọi tên. Trang chủ thường chứa các thông tin căn bản nhất của website và các liên kết đến các trang chuyên đề. Trang chủ có thể có các tên như: index.html, default.htm

- Trang chuyên đề:
Là trang lớn mang các liên kết đến các trang đơn vị có cùng tính chất. Ví dụ: Trang chuyên đề giới thiệu lãnh đạo công ty liên kết đến các trang về giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng...Trang chuyên đề giới thiệu các dịch vụ liên kết đến các trang đơn vị có nội dung giới thiệu từng dịch vụ...

- Trang đơn vị:
Thường được bố trí vào các thư mục có cùng chủ đề, chứa nội dung cụ thể của website. Một trang đơn vị có thể xuất hiện trên một hay nhiều trang chuyên đề tùy theo tính chất của trang đó.
Các trang đơn vị thường là một trang web tĩnh với đuôi html hay htm, cũng có thể là những trang web động với kết quả hiển thị là những thông tin trích xuất từ database.

- Trang phản hồi (Feedback):
Chứa các form thu thập thông tin từ người xem. Đây là đặc trưng của Internet: thông tin hai chiều. Người xem web không chỉ nhận thông tin từ web mà còn có thể giao tiếp với chủ website thông qua trang web.Thông tin do người đọc nhập vào có thể hiển thị ngay tại trang web hoặc có thể chuyển đến 1 địa chỉ email nhất định nào đó hoặc đưa vào cơ sở dữ liệu.
Có nhiều loại trang phản hồi tùy theo mục đích sử dụng form thu thập thông tin. Ví dụ trang góp ý, trang đặt câu hỏi thắc mắc...

(Còn tiếp...)
Nguồn: Sưu tầm Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét