Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Có giấy chuyển tiền của ngân hàng mà vẫn bị 'quỵt' [Cảnh Giác]

Ngày 14/08/2013, một shop online đã đăng một post với tiêu đề: “Cách thức lừa đảo mới. Shop nào chưa biết nên cẩn thận nhá!”. Trong đó, chủ nhân shop ghi rõ những kẻ lừa đảo sẽ chọn các shop bán hàng online để thực hiện hành vi lừa đảo thông qua việc chuyển hàng. Đóng giả là một người khách ở phương xa, những kẻ này sẽ lựa chọn các sản phẩm rồi kêu chủ shop báo gửi hàng.

Từ trước đến nay, các shop bán hàng trên mạng đa số đều nhận được tiền thì mới chuyển hàng. Vì vậy, kẻ lừa đảo cũng sẽ ra ngân hàng nộp tiền, khi nhận được giấy chứng nhận nộp tiền thì ngay lập tức kẻ ấy báo hủy giao dịch nhưng vẫn nhận được giấy chứng nhận nộp tiền có dấu xác nhận thu tiền của ngân hàng.

Những kẻ này chụp hình lại hóa đơn nộp tiền rồi gửi cho shop kèm thông báo gửi tiền, trong hình, kẻ lừa đảo khôn khéo dùng tay che phần ghi hủy của ngân hàng. Sau đó, hắn hối shop gửi hàng thật nhanh vì cuối ngày, không còn xe chuyển hàng.

Chứng từ nộp tiền của kẻ lừa đảo chụp hình gửi chủ shop (phần tay che đi phần Ngân hàng ghi hủy). (Ảnh: Facebook.com)

Status cảnh báo của shop tên P.V khá chi tiết, còn nêu rõ facebook, số điện thoại, họ tên của kẻ lừa đảo. Tuy nhiên, facebook đã bị xóa ngay khi vừa nhận được hàng, số điện thoại chỉ là sim rác, địa chỉ ghi trong hóa đơn “ngã 4 phố nối” rất sơ sài không cụ thể. Dẫu thế, chủ shop cũng đã báo công an và cho biết, công an đang tích cực điều tra thông qua người đăng kí thuê bao và IP Internet.

Ngoài ra, chủ shop còn rút ra bài học và kinh nghiệm cho các shop online khác:

“Kinh nghiệm rút ra cho các shop:

 - Hạn chế giao hàng nơi công cộng, nếu có địa chỉ nhà cụ thể thì lấy cả tên đề phòng giao đến nhà mà gọi điện không ai nghe.

- Báo nổi tiền rồi mới chuyển.

- Trường hợp chưa nổi tiền thì gọi thẳng đến ngân hàng check và yêu cầu ngân hàng không huỷ giao dịch, nếu huỷ phải báo lại cho người nhận.

- UNC hoặc phiếu thu tiền phải có cả dấu treo của ngân hàng đề phòng trường hợp dấu đã thu tiền đóng bằng dấu củ khoai”.


Giải thích thêm về việc chuyển hàng khi chưa có báo tiền về trong tài khoản, chủ shop – người đăng tin cảnh báo – chia sẻ: “Nếu nó chuyển tiền cho em sau 3 giờ thì ngày hôm sau ngân hàng mới báo nổi tiền, mà nếu chuyển khác hệ thống, khác địa bàn thì sẽ lâu hơn nhưng không quá 1 ngày, rơi vào cuối giờ chiều thứ 6 thì phải thứ 2 mới nhận được tiền. Chúng nó sẽ có lý do là ấy ơi, ship luôn cho tớ được không, vì thứ 2 tớ phải đi đây đó, thứ 2 mới nổi tiền ấy mới ship thì tớ không ở nhà nhận được,…”

Bài cảnh báo được cộng đồng shop online truyền tay và chia sẻ kinh nghiệm, những cú lừa khác nhau của khách hàng. Hạnh Nâu (shop bán hàng bột đắp mặt ở Hà Nội) sành sỏi: “Bị lừa kiểu này vớ vẩn hết sức. Chằng có gì tinh vi. Tiền vào tài khoản thì chuyển hàng còn nói xem cái gì cũng không tin chứ chị nhỉ. Em là thế đấy. Chắc nhìn đâu cũng thấy lừa đảo.
Nếu là em thì kể cả nghìn lý do thế kia cũng chịu thôi, cứ tiền vào tài khoản đã. Khác ngân hàng thì xác định là lâu chứ cùng ngân hàng như em hay chuyển 3 giờ hay 4 giờ vẫn nhận ok. Thế thì chả có lý do gì luôn. Đúng là nhiều kiểu nên thời buổi này tốt nhất là nhìn đâu cũng thấy lừa đảo là phòng bị tốt nhất”.

Khi nào tài khoản nợ bên mình hiện lên thì mới chuyển hàng, còn không thì nhìn biên lai chuyển tiền, biên lai phải đầy đủ thông tin, đặc biệt là phần dưới đó là lệnh chuyển tiền của ngân hàng. Còn không có lệnh này thì xem như vô nghĩa”, Phạm Nhì (sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học Hutech, Tp.HCM) cho biết.

Chủ shop thời trang online S.L.V (Tp.Vinh) nhắc nhở: “Các bạn cứ đăng kí dịch vụ khi nào có tiền vào tài khoản báo về điện thoại rồi mới chuyển hàng, làm ăn kinh doanh cứ phải bình tĩnh, đừng nóng vội mà bị lừa”.

Gia Hoàng (Mốt & Cuộc sống)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét